Kết quả tìm kiếm cho "Chỉ số SIPAS 2024"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 22
5 tỉnh, thành phố có kết quả SIPAS 2024 cao nhất là Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu; 5 tỉnh thấp nhất là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, An Giang và Quảng Ngãi.
Kết quả SIPAS 2024 đã ghi nhận nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp ở địa phương trong triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Cải cách hành chính (CCHC) nhằm tạo chuyển biến rõ nét ở mỗi cấp, ngành, địa phương, đưa chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp (DN) từng bước được nâng lên. Trong đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc dành thời gian, công sức quan tâm lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý những vi phạm trong CCHC là hết sức quan trọng.
Chiều 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Năm 2025, tỉnh An Giang quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện, cải cách mạnh mẽ thể chế; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ứng dụng khoa học, công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao tỷ lệ người dân tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến, góp phần phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn…
Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế-xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
“Để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, công tác cải cách hành chính (CCHC) phải chú trọng phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN). Trong điều kiện hiện nay, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nhất là tăng trưởng đề ra rất cao, chuẩn bị tiền đề cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030, nên công tác CCHC góp phần hết sức quan trọng trong thực hiện đạt các mục tiêu phát triển KTXH đề ra”- Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Chiều 4/3, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi địa phương. Nhận thức rõ điều này, tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 trên 6 lĩnh vực trọng tâm, gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
11 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so cùng kỳ trên nhiều lĩnh vực. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu duy trì mức tăng trưởng so năm 2023. Qua đó, góp phần hoàn thành các mục tiêu KTXH năm 2024.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn triển khai.